Tìm kiếm sản phẩm
Sản phẩm bán chạy
Dịch vụ
Bao lâu nên bảo trì xe nâng 1 lần? Hướng dẫn thực hiện chi tiết
Ngày đăng :01/10/2024 - 3:50 PM
Các cảnh báo bảo trì xe nâng luôn cách hữu hiệu nhất để vận hành xe nâng hiệu quả. Vậy bao lâu nên bảo trì xe nâng định kỳ một lần? Thời điểm bảo trì được khuyến nghị tốt nhất là tầm 200 giờ - 300 giờ sử dụng xe nâng. Quá trình bảo trì bạn cần thực hiện những việc gì? Tham khảo chi tiết bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời hữu ích nhất.

Dịch vụ bảo trì định kỳ thường áp dụng đối với xe nâng nào?
Hầu hết các loại xe nâng, từ xe nâng dầu, xe nâng điện đến xe nâng tay, đều cần được bảo trì định kỳ. Tuy nhiên, mỗi loại xe nâng có những đặc điểm khác nhau, do đó quy trình bảo trì cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại.
- Xe nâng dầu và xăng: Xe nâng dầu và xăng thường hoạt động trong môi trường khắc nghiệt, do đó, việc bảo trì tập trung chủ yếu vào hệ thống động cơ. Do động cơ phải làm việc với cường độ cao và tiếp xúc với bụi bẩn, việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ là điều bắt buộc để xe vận hành ổn định. Đặc biệt, cần chú ý đến việc thay dầu nhớt, kiểm tra lọc gió, và hệ thống làm mát của xe.

- Xe nâng điện: Với xe nâng điện, hệ thống điện là yếu tố cần được quan tâm nhiều nhất. Những vấn đề như hở mạch, đoản mạch, hoặc hệ thống ắc quy không đủ điện sẽ gây ảnh hưởng lớn đến hiệu suất làm việc của xe. Việc kiểm tra và bảo trì các linh kiện điện tử, socket và mạch điện, cũng như vệ sinh bình ắc quy là những công việc không thể thiếu.
Bao lâu nên bảo trì xe nâng để tiết kiệm chi phí tối đa?
Thời gian bảo trì xe nâng có thể được chia thành hai mốc chính, dựa trên số giờ hoạt động và số tháng sử dụng của xe nâng. Cả hai tiêu chí này đều cần được kết hợp để xác định thời điểm bảo trì hợp lý nhất.
Theo số giờ xe nâng hoạt động:
- Dưới 1000 giờ: Khi xe nâng đã hoạt động liên tục trong khoảng 300 giờ, 600 giờ, hoặc 900 giờ, đây là thời điểm bạn nên thực hiện bảo trì cơ bản. Bảo trì vào những thời điểm này giúp kiểm tra và thay thế những bộ phận dễ bị hao mòn như dầu máy, nhớt động cơ, và lọc gió.
- Từ 1000 giờ đến 2000 giờ: Khi xe đã hoạt động trong khoảng 1200 giờ, 1500 giờ, hoặc 1800 giờ, cần chú ý nhiều hơn đến những chi tiết quan trọng hơn như hệ thống phanh, hộp số, và các bộ phận liên quan đến hệ thống điều khiển của xe.
- Trên 2000 giờ: Khi xe đã vượt qua mốc 2000 giờ hoạt động, cần thực hiện các hạng mục bảo trì lớn như kiểm tra toàn bộ hệ thống động cơ, thay thế các bộ phận quan trọng và đảm bảo xe vẫn hoạt động ổn định sau nhiều giờ làm việc liên tục.

Theo số tháng xe nâng hoạt động:
Một cách khác để xác định thời điểm bảo trì là dựa trên số tháng mà xe đã hoạt động:
- Từ 2 đến 12 tháng: Việc bảo trì xe nâng thường diễn ra theo chu kỳ từ 2 tháng đến 12 tháng, tùy thuộc vào cường độ sử dụng. Ví dụ, sau 2 tháng hoạt động, bạn nên kiểm tra và thay dầu nhớt cho động cơ. Sau 6 tháng, kiểm tra và vệ sinh hệ thống điện, động cơ, và các linh kiện khác.
Dù bạn lựa chọn bảo trì theo giờ hoạt động hay theo số tháng sử dụng, việc thực hiện bảo trì đúng thời điểm không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giảm thiểu rủi ro hỏng hóc lớn và gián đoạn công việc.
Các hạng mục cần bảo trì định kỳ đối với xe nâng
Dựa vào loại xe nâng mà các hạng mục bảo trì sẽ có sự khác biệt. Tuy nhiên, dưới đây là các hạng mục cơ bản mà bạn cần chú ý khi bảo trì định kỳ xe nâng dầu và xe nâng điện.
Bảo trì định kỳ xe nâng dầu
- Vệ sinh lọc gió: Sau khoảng 70 giờ hoạt động, lọc gió của xe nâng dầu cần được vệ sinh để đảm bảo không có bụi bẩn cản trở quá trình vận hành của động cơ.
- Thay dầu máy: Sau khi xe hoạt động khoảng 250-300 giờ, cần thay dầu máy để duy trì hiệu suất của động cơ. Nhớt máy thường được sử dụng là loại nhớt 40, và mỗi lần thay cần sử dụng khoảng 8 lít.

- Thay lọc dầu: Sau 2 lần thay dầu máy, lọc dầu cần được thay mới để tránh tình trạng tắc nghẽn và đảm bảo xe nâng hoạt động mượt mà.
- Kiểm tra nhớt hộp số: Nhớt hộp số nên được thay sau mỗi 20.000 giờ hoạt động liên tục để tránh tình trạng hư hỏng hộp số và đảm bảo xe vận hành trơn tru.
- Kiểm tra dầu thắng: Trong quá trình sử dụng, cần thường xuyên kiểm tra dầu thắng (Dot 3 hoặc Dot 4 tùy loại xe) để đảm bảo hệ thống phanh luôn trong tình trạng tốt nhất.
Bảo trì định kỳ xe nâng điện
- Vệ sinh và kiểm tra bình ắc quy: Bình ắc quy là bộ phận quan trọng của xe nâng điện, do đó cần được vệ sinh sạch sẽ và kiểm tra định kỳ. Đảm bảo nước trong bình không bị thiếu, nếu cần thì phải châm thêm nước để ắc quy hoạt động hiệu quả.

- Kiểm tra động cơ và hệ thống nâng hạ: Động cơ và hệ thống nâng hạ của xe nâng điện cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo không có lỗi nào xảy ra trong quá trình hoạt động. Ngoài ra, bơm mỡ bò vào nhông, xích, và các cơ cấu chuyển động để đảm bảo xe luôn vận hành trơn tru.
- Kiểm tra hệ thống đèn, còi và phanh: Hệ thống đèn, còi và phanh cũng cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo an toàn cho người vận hành. Đặc biệt, cần chú ý đến việc bơm dầu vào các bộ phận này để đảm bảo hiệu suất hoạt động.
Bao lâu nên bảo trì xe nâng là đủ để xe vận hành an toàn?
Việc bảo trì xe nâng không nên kéo dài quá lâu so với khuyến nghị vì nó có thể gây ra nhiều hậu quả không mong muốn. Dù bạn có thể linh hoạt điều chỉnh thời gian bảo trì dựa trên cường độ sử dụng và ngân sách, nhưng không nên để xe nâng hoạt động quá lâu mà không được bảo dưỡng. Chẳng hạn theo khuyến nghị bảo trì 4-5 lần/ năm thì bạn nên duy trì bảo trì ít nhất 4 lần. Bảo trì định kỳ giúp đảm bảo an toàn cho cả xe và người vận hành, đồng thời giảm thiểu các rủi ro hỏng hóc lớn.
Hướng dẫn quy trình bảo trì xe nâng định kỳ đúng cách
Quy trình bảo trì xe nâng cần được thực hiện một cách cẩn thận và tuân thủ theo các bước dưới đây để đảm bảo xe hoạt động ổn định:
1. Kiểm tra tổng quan: Bắt đầu bằng việc kiểm tra toàn bộ xe nâng, bao gồm các bộ phận như bánh xe, đèn, còi, và các phụ kiện khác để phát hiện bất kỳ dấu hiệu hư hỏng nào.
2. Thay thế dầu và nhớt: Tiến hành thay dầu máy, dầu hộp số và dầu thắng theo đúng lịch trình bảo trì định kỳ.

3. Vệ sinh các bộ phận quan trọng: Vệ sinh lọc gió, lọc nhớt, và các bộ phận khác để đảm bảo không có bụi bẩn tích tụ làm giảm hiệu suất làm việc.
4. Kiểm tra hệ thống phanh và động cơ: Đảm bảo hệ thống phanh và động cơ hoạt động tốt, không có dấu hiệu hỏng hóc.
5. Kiểm tra hệ thống điện (đối với xe nâng điện): Đối với xe nâng điện, cần kiểm tra các socket, mạch điện và bình ắc quy để đảm bảo nguồn điện luôn ổn định.
Liên hệ địa chỉ bảo trì xe nâng uy tín ngay tại TPHCM
Nhiều khách hàng vẫn còn thắc mắc bao lâu nên bảo trì xe nâng? Như đề cập phía trên, bảo trì xe cần dựa vào số giờ hoạt động của xe nâng.
Nhưng nếu khách hàng gặp khó khăn trong việc xác định thời gian bảo dưỡng bảo trì xe nâng định kỳ và tư vấn các hạng mục bảo trì cần thiết. Hãy để Phụ tùng xe nâng An Phát đồng hành cùng bạn.

Chúng tôi sẽ giải đáp tận tình mọi thắc mắc của khách và nhận bảo trì xe nâng tận nơi nếu khách có nhu cầu. Liên hệ ngay với công ty để được đặt lịch bảo trì sớm và nhận nhiều ưu đãi khi sử dụng dịch vụ tại công ty.
CÔNG TY TNHH TM DV THIẾT BỊ KỸ THUẬT AN PHÁT
Trụ sở chính: 818/1/5 Nguyễn Kiệm, P.03, Quận Gò Vấp, TP.HCM
ĐKD: 5/14 Hạnh Thông, P3. Q. Gò Vấp, TP.HCM
ĐT: 0282 212 9021
Hotline: 0918 540 603
Email: anphat@phutungxenang.com
Website: https://sieuthiphutungxenang.com
Facebook: https://www.facebook.com/phutungxenanganphatTVH/
Youtube: https://www.youtube.com/@phutungxenanganphat
Tiktok: https://www.tiktok.com/@phutungxenanganphat2011