Tìm kiếm sản phẩm
Sản phẩm bán chạy
Bộ mâm má thắng xe nâng Heli,JAC,Zhongli,Maximal,Baoli CPCD30-35,CPC30-35,CPD30-35,TEU FD30-35,FG30-
Xi lanh thắng chính xe nâng Mitsubishi, FD20~25(F18A), FG20~25(F17A), FD30~A35(F14B), FG30~A35(F13C)
Tìm thấy 505 Sản phẩm
Hệ thống điện xe nâng
Khi nhắc đến hệ thống điện xe nâng thì mọi người sẽ nghĩ ngay đến các dòng xe nâng điện. Chính xác nhất vì đây là một trong những hệ thống rất quan trọng đối với sự vận hành của các dòng xe nâng điện trên thị trường. Vì những ưu điểm nổi bật mà dòng xe nâng này đang rất phổ biến. Vì sao xe nâng điện được ưa chuộng đến thế? Điều này có liên quan vì đến hệ thống điện nay không? Khách hàng hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé!
Tổng quan về hệ thống điện xe nâng
Hệ thống điện được xem là một hệ thống khép kín, có tầm quan trọng nhất định đối với sự hoạt động của xe nâng điện. Sở dĩ được nói như vậy là vì hệ thống điện là bộ phận trung tâm chịu trách nhiệm dẫn nguồn điện và cung cấp năng lượng cho xe nâng hàng hoạt động, giúp xe nâng có thể điều khiển cũng như kiếm soát các chức năng vận hành một cách an toàn và hiệu quả nhất.
Đã bao giờ bạn tự hỏi nếu như xe nâng điện không có hệ thống điện sẽ như thế nào hay chưa?
Hệ thống điện là ngọn nguồn để xe nâng thực hiện các chức năng di chuyển, nâng hạ, sử dụng các hệ thống đèn, hệ thống an toàn trong xe nâng. Nếu như xe nâng không có hệ thống điện hoặc hệ thống này bị hư hỏng thỉ đồng nghĩa với việc xe nâng sẽ hoạt động như một chiếc xe "chết", không thể thực hiện bất kỳ chức năng nào.
Ngoài ra, việc thiếu hệ thống điện còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho người sử dụng, chẳng hạn như:
- Nguy cơ cháy nổ do chập điện.
- Nguy cơ bị kẹt trong xe khi hệ thống nâng hạ không hoạt động.
- Nguy cơ va chạm do hệ thống phanh không hoạt động.
Sơ lược về cấu tạo chính của hệ thống điện xe nâng
Hệ thống điện cũng tương tự với các hệ thống khác trong xe nâng điện, cũng được cấu thành từ nhiều thiết bị khác nhau. Về cơ bản thì hệ thống điện bao gồm các thiết bị như:
Bình ắc quy hay còn được gọi là bình điện – là nguồn tích trữ và cung cấp điện chính của hệ thống điện. Là một thiết bị lớn có mức điện áp là từ 24V đến 80V với dung lượng lưu trữ từ 201Ah/5hr trở lên.
Máy phát điện: Là bộ phận cung cấp điện để vận hành các thiết bị điện trên xe nâng như bóng đèn, còi, các hệ thống điện khác.
Bộ chia điện: Là thiết bị nhận và phân chia điện thế ban đầu thành những điện thế khác thấp hơn để cung cấp cho các thiết bị và hệ thống cần thiết trên xe nâng.
Rơ le: Là bộ phận trung gian chuyển tiếp nguồn điện từ bình ắc quy đến các chi tiết hoạt động của động cơ để bật/tắt các thiết bị điện. Đồng thời, bảo vệ hệ thống điện khỏi tình trạng quá tải khi hoạt động.
Cảm biến sensor: Là thiết bị dùng để ghi nhận các thông tin về trạng thái của xe nâng và chuyển đổi chúng thành tín hiệu điện.
Đề xe nâng: Là bộ phận truyền động giữa các bộ phận trong động cơ, giúp khởi động xe nâng.
Đèn signal: Là thiết bị dùng để báo hiệu hướng di chuyển của xe nâng cho những người xung quanh.
Bóng đèn: Là thiết bị quan trọng, dùng để cung cấp ánh sáng cho người lái quan sát khi vận hành xe nâng trong môi trường thiếu sáng.
Đèn cảnh báo: Được sử dụng để phát các tín hiệu cảnh báo với người di chuyển xung quanh về những mối nguy hiểm hoặc tình trạng hoạt động của xe nâng.
Đèn hậu: Thường được lắp đặt ở cuối xe, có chức năng báo hiệu cho các phương tiện giao thông ở phía sau nhận biết xe nâng đang di chuyển hoặc phanh.
Đèn signal trước: Thường được dung để báo hiệu hướng di chuyển của xe nâng cho người xung quanh, đặc biệt khi di chuyển vào cua hoặc chuyển làn đường.
Đèn pha: Có tác dụng chiếu sáng khoảng không gian trước mặt người lái, cung cấp ánh sáng để người lái di chuyển dễ dàng.
Bộ hạn chế tốc độ: Có chức năng cánh báo và giới hạn tốc độ tối đa của xe nâng, đảm bảo an toàn khi vận hành.
Bạc đạn cảm biến: Thiết kế là dạng cụm ổ bi cảm biến, chúng có nhiệm vụ giám sát tốc độ, gia tốc và hướng quay của động cơ điện.
Cảm biến chân ga: Được sử dụng để đo vị trí và mức độ mở chân ga của người lái, từ đó giúp người lái điều khiển tốc độ xe nâng theo ý muốn.
Cảm biến lái: Là một thiết bị được sử dụng để đo góc quay của bánh lái trên xe nâng.
Cảm biến nhiệt độ nước làm mát: Được lắp đặt với mục đích theo dõi nhiệt độ nước làm mát động cơ, báo động khi nhiệt độ quá cao để tránh nguy cơ động cơ bị quá nhiệt.
Cảm biến mức nhiên liệu: Là thiết bị giám sát mức nhiên liệu trong bình của xe nâng và mở báo động khi nhiên liệu sắp hết.
Công tắc điện: Được lắp đặt phía trên bảng điều khiển, dùng để bật/ tắt nguồn điện cho xe nâng.
Công tắc hành trình: Là thiết bị được lắp đặt trên một số bộ phận cần giới hạn hành trình, với mục đích hạn chế hành trình di chuyển của các bộ phận trên xe nâng.
Công tắc đèn thắng: Là loại công tắc cơ, dung để bật/ tắt đèn báo phanh khi người lái đạp phanh, báo hiệu cho những người di chuyển xung quanh.
Công tắc khởi động: Thiết bị hoạt động rất đơn giản, dùng để khởi động động cơ xe nâng vận hành.
Cần gạt công tắc đèn: Loại cần gạt này có chức năng điều khiển, cụ thể và bật/ tắt các loại đèn sử dụng trên xe nâng.
Công tắc điều khiển tiến lùi: Được kiểm soát bởi người lái để điều khiển hướng di chuyển tiến/ lùi của xe nâng hàng.
Phân loại hệ thống điện xe nâng: Gồm có 2 loại chính được sử dụng phổ biến hiện nay là hệ thống điện DC và AC.
Hệ thống điện DC: Thường được sử dụng cho xe nâng điện đứng lái là chủ yếu.
Hệ thống điện AC: Vì có hiệu suất cao hơn và tiết kiệm năng lượng tốt hơn, nên nó được sử dụng cho các xe nâng điện ngồi lái.
Những hư hỏng thường gặp khi sử dụng hệ thống điện
Đối với hệ thống điện, khi sử dụng khách hàng có thể sẽ gặp các tình trạng như:
- Bình ắc quy yếu hoặc hư hỏng có thể dẫn đến tình trạng xe không khởi động được hoặc hoạt động yếu ớt. Một trong những dấu hiệu cụ thể mà khách hàng có thể nhận biết là xe di chuyển yếu, thời gian sử dụng ngắn, ắc quy phồng hoặc rò rỉ axit.
- Hệ thống điều khiển: Lỗi hệ thống điều khiển có thể khiến xe hoạt động không ổn định, di chuyển ngắt quãng hoặc không thể điều khiển liên tục ổn định. Dấu hiệu nhận biết là đèn báo lỗi nháy liên tục trên bảng điều khiển, xe di chuyển bất thường, mất chức năng nâng hạ.
- Động cơ điện: Hư hỏng có thể khiến xe không di chuyển được hoặc di chuyển chậm chạp gây cảm giác xe chạy ì ạch trên đường dài. Dấu hiệu nhận biết là xe di chuyển gây tiếng ồn lớn, động cơ nóng nhiều và bất thường.
- Hệ thống dây điện: Dây điện bị hở, đoản mạch hoặc chập cháy có thể dẫn đến nguy cơ cháy nổ cao. Dấu hiệu nhận biết rõ ràng là tình trạng cháy nổ cầu chì, dây điện nóng bất thường, chập chờn và đèn báo lỗi liên tục.
- Cảm biến hư hỏng: Mất chức năng cảnh báo với người dùng, báo lỗi thất thường.
- Rơ le hư hỏng: Mất chức năng điều khiển, bảo vệ hệ thống điện.
- Giắc cắm bị lỏng: Gây mất kết nối điện cho toàn bộ xe nâng, mạch điện chập chờn làm xe không thể khởi động.
Mua thiết bị hệ thống điện xe nâng chất lượng, giá rẻ ở đâu?
Hầu hết các thiết bị và linh kiện trong hệ thống điện xe nâng đều rất quan trọng, do đó khi mua phụ tùng khách hàng nên cân nhắc tìm mua tại các địa chỉ đáng tin cậy và uy tín. Để việc sử dụng phụ tùng lâu dài được hiệu quả và ít bị hư hỏng.
Một trong những địa chỉ hàng đầu cung cấp các phụ tùng hệ thống điện xe nâng chính hãng mà khách hàng nên trải nghiệm là Công ty An Phát. Đến với công ty khách hàng sẽ được mua hàng với:
- Dịch vụ tư vấn tận tâm và chuyên nghiệp, hỗ trợ tư vấn miễn phí cho khách hàng lựa chọn linh kiện hệ thống điện phù hợp.
- Nguồn phụ tùng nhập khẩu Châu Âu chính hãng, đáng tin cậy, độ bền cao.
- Kho hàng sẵn với nhiều các chi tiết phụ tùng khác nhau, đủ để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách nhanh chóng nhất.
- Phụ tùng chất lượng với giá cạnh tranh nhất trên thị trường.
- Đa dạng nhiều chính sách ưu đãi lớn về giá, chính sách giao hàng cùng với các chương trình hậu mãi hấp dẫn như bảo trì - bảo dưỡng định kỳ hàng tháng từ công ty.
Với lợi thế về nguồn phụ tùng chất lượng, giá tốt như thế. An Phát cam kết có thể làm hài long mọi nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, ngay khi có nhu cầu tìm mua linh kiện hệ thống điện xe nâng, hãy liên hệ ngay đến hotline 0918 540 603 của Công ty An Phát nhé!