Tìm kiếm sản phẩm
Sản phẩm bán chạy
Bộ mâm má thắng xe nâng Heli,JAC,Zhongli,Maximal,Baoli CPCD30-35,CPC30-35,CPD30-35,TEU FD30-35,FG30-
Xi lanh thắng chính xe nâng Mitsubishi, FD20~25(F18A), FG20~25(F17A), FD30~A35(F14B), FG30~A35(F13C)
Dịch vụ
Hướng dẫn sửa chữa xe nâng điện đúng kỹ thuật chi tiết từng vấn đề
Ngày đăng :26/10/2023 - 2:34 PM
Xe nâng điện hiện đang là thiết bị hỗ trợ nâng hạ không thể thiếu trong vận hành kho bãi, nhà xưởng của các doanh nghiệp. Bên cạnh việc lựa chọn một chiếc xe nâng điện phù hợp với nhu cầu, thì việc lựa chọn đội ngũ sửa chữa, bảo hành chuyên nghiệp cũng hết sức quan trọng. Vì vậy, Công ty An Phát có thể là một gợi ý phù hợp, chúng tôi không chỉ cung cấp phụ tùng chính hãng cho các dòng xe nâng khác nhau, mà còn còn hổ trợ cho khách một đội ngũ kỹ thuật viên chuyên nghiệp, giúp khắc phục các hư hỏng kịp thời và hiệu quả. Dưới đây, Công ty An Phát xin chia sẽ đến các bạn một số Hướng Dẫn Sửa Chữa Xe Nâng Điện cơ bản cho khách hàng có thể tham khảo ngay trong bài viết này.
Khi nào nên sửa chữa xe nâng điện?
Khách hàng sử dụng xe nâng điện trong thời gian dài không thực hiện các biện pháp bảo dưỡng thì rất có thể làm hỏng đến các thiết bị và phụ tùng bên trong động cơ. Chính những hư hỏng này sẽ là nguyên nhân mà khách hàng nên thực hiện các dịch vụ sửa chữa xe nâng điện.
Những hư hỏng cần được sửa chữa của xe nâng có những biểu hiện rõ ràng với người dùng như sau:
Xe nâng không tiến/ lùi và không thể nâng/ hạ hàng hóa dễ dàng như ban đầu.
Xe nâng mất trợ lực lái, một bên tay lái có cảm giác nặng khi thực hiện điều khiển.
Xe nâng vận hành chậm, có dầu hiệu ì ạch và mất nguồn điện một cách đột ngột.
Xe mất nguồn không thể khởi động sau khi sạc bình điện.
Bình điện sử dụng không hiệu quả, bị chai do ngắt và sạc nhiều lần, thời gian sạc bình điện lâu nhưng khi sử dụng rất nhanh tuột điện.
Bên cạnh những biểu hiện thường gặp phía trên thì còn rất nhiều dấu hiệu hư hỏng khác nhau liên quan đến phanh xe, hộp số, bánh xe,… Nếu xe gặp phải những lỗi hư hỏng nghiêm trọng như thế, khách hàng nên liên hệ trực tiếp với An Phát, chúng tôi sẽ có mặt kịp thời để giải quyết vấn đề mà xe bạn gặp phải.
Hướng dẫn sửa chữa xe nâng điện đúng cách
Cả quay trình sửa chữa xe nâng điện không chỉ dừng lại ở việc sửa chữa mà còn phải tiến tình các bước kiểm tra trước, nhằm phát hiện các hư hỏng cần khắc phục rồi mới tiến hành sửa chữa, bao gồm các công việc sau đây:
Kiểm tra hệ thống điện, kiểm tra bình điện và bộ sạc: Kiểm tra đèn báo, cầu chì, rơ le, bóng đèn và các thành phần khác của hệ thống điện, nếu có bộ phận nào bị hư hỏng thì cần phải sửa chữa hoặc thay thế.
– Kiểm tra bình điện, nếu bình điện bị chai có thể thực hiện các quá trình phục hồi bình điện, giúp bình điện hoạt động ổn định, nếu việc này không hiệu quả thì thay mới là biện pháp duy nhất để xe nâng điện hoạt động hiệu quả.
– Kiểm tra bộ sạc bình điện có hoạt động đúng cách hay không ? Nếu bộ sạc pin không hoạt động đúng cách, bạn sẽ cần phải sửa chữa hoặc thay thế bộ sạc ngay lập tức.
- Kiểm tra bộ điều khiển: Xem xét tình trạng bộ điều khiển có hoạt động đúng cách hay không ? Đây là thiết bị quan trọng đối với xe nâng nên những hư hỏng của nó sẽ làm ảnh hưởng xấu đến quá trình phản hồi thông tin của xe không chính xác, xe không thể kiểm soát các hoạt động an toàn, gây nguy hiểm cho xe và người dùng. Những hư hỏng của bộ điều khiển cần được sửa chữa kịp thời.
- Kiểm tra hệ thống lái và bánh xe: Kiểm tra hệ thống lái, phanh và các thành phần khác của hệ thống lái. Nếu có bất kỳ sự cố nào, bạn cần sửa chữa hoặc thay thế các thành phần hư hỏng.
– Kiểm tra bánh xe có bị hỏng hoặc mất khả năng xoay hay không, đồng thời kiểm tra độ bó cứng của bánh xe để đảm bảo chúng không bị giãn. Có các biện pháp sửa chữa và gia công bánh xe nâng để lắp đặt sử dụng tốt hơn.
Kiểm tra hệ thống phanh: Bao gồm các hoạt động ma sát của phanh, phanh có bị hao mòn hay rít phanh hay không ? các hoạt động của phanh ổn định khi xe thực hiện phanh một các hiệu quả, trong trường hợp ngược lại thì cần tiến hành tháo và sửa chữa phanh xe kịp thời.
Bôi trơn các phụ tùng và thiết bị mài mòn: Thông thường đi kèm với các phụ tùng quan trọng sẽ có những thiết bị nhỏ, chúng giúp giảm ma sát và hư hỏng đối với nhóm phụ tùng lớn khi xe vận hành. Các thiết bị/ phụ tùng nhỏ này để hổ trợ hiệu quả thì bản thân nó cần được vệ sinh và bôi trơn định kỳ, điều này giúp giảm áp lực ma sát và độ hao mòn hiệu quả. Từ đó có thể bảo vệ các phụ tùng quan trọng hoạt động năng suất hơn, ít hư hỏng xảy ra.
Quy trình bảo trì, bảo dưỡng xe nâng điện định kỳ
Thời gian bảo trì hay bảo dưỡng xe nâng điện định kỳ sẽ còn tùy thuộc vào điều kiện làm việc, chủng loại và thương hiệu xe nâng điện khác nhau. Thời gian bảo trì xe nâng điện thường được dựa trên số giờ hoạt động thực tế của xe và điều kiện thực tế môi trường làm việc. Trong trường hợp môi trường làm việc như nhiều khói bụi, có axit, nước muối, kho lạnh… số lần bảo trì định kỳ định thường gấp đôi số lần bảo trì của xe nâng điện làm việc trong điều kiện môi trường bình thường.
Quy trình bảo trì định kỳ cho xe nâng điện sẽ được thực hiện và kiểm tra thông qua các bước như:
Chuẩn bị trước khi bảo trì bằng cách đưa xe nâng đến địa điểm được bố trí để thực hiện việc bảo trì và sửa chữa xe nâng. Tiến hành kiểm tra lại các đồ nghề, dụng cụ liên quan đảm bảo có đầy đủ và kiểm tra các vật tư tiêu hao như mỡ bò, nhớt thủy lực, nước cất dùng để bổ sung trong lúc thực hiện bảo trì.
Tiến hành kiểm tra và bảo trì xe nâng
- Thực hiện vệ sinh tổng quát các bụi bẩm bám trên xe nâng điện.
- Kiểm tra hệ thống phanh xe nâng: Kiểm tra mức dầu thắng, rò rỉ các cuppen, rò rỉ các đường ống dẫn dầu, điều chỉnh độ hao mòn của bố thắng và kiểm tra hành trình tự do bàn đạp phanh.
- Kiểm tra hệ thống thủy lực: Kiểm tra than motor nếu là motor DC, dầu thủy lực, ty, phốt, các ống thủy lực, sự rò rỉ của các đường ống và co nối, van chia dầu thủy lực, tình trạng khung nâng, các bạc đạn khung nâng, các dây xích nâng, vô mỡ bò khung nâng và xích nâng, sự hao hụt nhớt thủy lực và bơm thủy lực.
- Hệ thống chuyển động dẫn hướng: Kiểm tra độ mòn của lốp, các bạc đạn bánh xe, vô dầu mỡ các ổ bi chuyển động lái, các rô tin, than motor lái và vô mỡ bò các bánh nhông, nhông xích.
- Hệ thống điện: Vệ sinh các board mạch, hệ thống rờ le điều khiển xe, các dây điện trong xe, đèn chiếu sáng, đèn tín hiệu, đèn báo hiệu xe làm việc, còi cảnh báo, dây seat belt và kính chiếu hậu.
- Bình điện: Kiểm tra các cọc bình điện, thanh câu giữa các hộc bình điện, mức dung dịch của bình điện, nếu thiếu phải châm thêm nước cất, dây điện, giắc kết nối bình điện với máy sạc và bình điện với xe nâng điện và kiểm tra nồng độ axit.
Đơn vị sửa chữa xe nâng điện uy tín, chất lượng tại Tphcm
Tại khu vực miền nam có khá nhiều đơn vị nhận sửa chữa xe nâng tuy nhiên không phải đơn vị nào cũng sửa chữa có tâm. Với An Phát, chúng tôi luôn đặt các tiêu chí mang lại dịch vị tốt nhất cho khách hàng, phục vụ khách hàng đầy tâm huyết nên chúng tôi cam kết nhận sửa chữa xe nâng điện giá cả phải chăng, chất lượng tốt nhất.
Đội ngũ kỹ thuật nhận sửa chữa, bảo dưỡng mọi loại xe nâng điện ngồi lái, đứng lái. Với tay nghề kinh nghiệm lâu năm nên xử lý các lỗi nhanh chóng, tiết kiệm thời gian chi phí cho quý khách hàng.
Để được hỗ trợ tư vấn miễn phí về các loại phụ tùng xe nâng từ những hãng của Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Châu Âu như: Toyota, Nissan, Komatsu, Hyster, Mitsubishi, TCM, Yale, Clark, Crown, Raymond, Deawoo, Doosan, BT, Linde, Still, Jungheinrich,… Quý Khách Hàng vui lòng liên hệ ngay với Công ty An Phát.
Bộ phận kinh doanh Công ty An Phát sẽ phản hồi và hỗ trợ tư vấn giúp Quý Khách Hàng lựa chọn được sản phẩm thích hợp nhất nhé!
CÔNG TY TNHH TM DV THIẾT BỊ KỸ THUẬT AN PHÁT
Trụ sở chính: 818/1/5 Nguyễn Kiệm, P.03, Quận Gò Vấp, TP.HCM
ĐKD: 5/14 Hạnh Thông, P3. Q. Gò Vấp, TP.HCM
ĐT: 02822129021
Hotline: 0918 540 603 – 0981692456
Email: anphat@phutungxenang.com
Website: https://sieuthiphutungxenang.com/
Facebook: https://www.facebook.com/phutungxenanganphatTVH/
Youtube: https://www.youtube.com/@phutungxenanganphat
Tiktok: https://www.tiktok.com/@phutungxenanganphat2011